Diễn đàn Chia sẻ Game Private

Diễn đàn giải trí Game Private thảo luận về game online, tin tức hàng ngày, game diện thoại, ứng dụng mobile


You are not connected. Please login or register

[Share] Hình ảnh đoàn tàu trong Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam

Go down

Admin

1[Share] Hình ảnh đoàn tàu trong Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam Empty Sun Dec 15, 2013 2:26 pm

Admin
Admin Sáng Lập Viên

Bài Viết : 560

Xu : 6711

Cảm ơn : 507





Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu - hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời.
Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống "đang cùn đi, gỉ đi" (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong "Hai đứa trẻ", hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua "ngọn lửa xanh biếc" và tiếng còi "trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi". Gần hơn, con tàu hiện ra với "một làn khói bừng sáng trắng", với "các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường". Mọi hình ảnh, âm thanh, ánh sáng… của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An nói với Liên: "Tàu hôm nay không đông chị nhỉ". Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ nhất, chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề tư tưởng "cuộc sống đang tàn lụi" của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói của An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm. Chúng tôi muốn nói tới ba câu văn, đoạn văn sau:
- "Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì".
- "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?".
- "Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố".
Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn thứ ba là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà Liên bán hàng "chẳng ăn thua gì". Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như mọi khi. Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập "đèn sáng cho đến nửa đêm" giờ chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng then cài, chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên, chúng ta nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam Cao mà để các hình thức nghệ thuật tự "lên tiếng". Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc là vì vậy.
Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất biểu trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những tâm hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu". Trên nền cảm nhận về sự đối lập của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay cuộc sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện hai chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi sân ga, Liên lập tức "lặng theo mơ tưởng". Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn "Liên lặng theo mơ tưởng", Thạch Lam hình như cũng đang đau đáu về một sự đổi thay!

https://v-zones.forumvi.com
Admin

2[Share] Hình ảnh đoàn tàu trong Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam Empty Sun Dec 15, 2013 2:27 pm

Admin
Admin Sáng Lập Viên

Bài Viết : 560

Xu : 6711

Cảm ơn : 507

Bài khác:

Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu - hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời.
Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống "đang cùn đi, gỉ đi" (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua "ngọn lửa xanh biếc" và tiếng còi "trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi". Gần hơn, con tàu hiện ra với "một làn khói bừng sáng trắng", với "các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường". Mọi hình ảnh, âm thanh, ánh sáng… của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An nói với Liên: "Tàu hôm nay không đông chị nhỉ". Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ nhất, chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề tư tưởng "cuộc sống đang tàn lụi" của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói của An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm. Chúng tôi muốn nói tới ba câu văn, đoạn văn sau:
- "Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì".
- "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?".
- "Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố".
Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn thứ ba là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà Liên bán hàng "chẳng ăn thua gì". Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như mọi khi. Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập "đèn sáng cho đến nửa đêm" giờ chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng then cài, chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên, chúng ta nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam Cao mà để các hình thức nghệ thuật tự "lên tiếng". Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc là vì vậy.
Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất biểu trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những tâm hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu". Trên nền cảm nhận về sự đối lập của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay cuộc sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện hai chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi sân ga, Liên lập tức "lặng theo mơ tưởng". Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn "Liên lặng theo mơ tưởng", Thạch Lam hình như cũng đang đau đáu về một sự đổi thay!
===============================================================


Trong các nhà văn lãng mạn nổi tiếng (1930-1945), Thạch Lam có phong cách riêng biệt không lẫn với bất kì nhà văn nào. Đang khi các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng thiên về tần lớp trên của xã hội thì Thạch Lam lại viết về những con người bé nhỏ, nghèo khổ , sống trong bóng tối. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng với lối quan sát độc đáo và phân tích tâm lí tinh tế. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam cho lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ của Thạch Lam.

Thạch Lam có lối viết truyện ngắn không có cốt truyện. Ông không kích thích người đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn người đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí tưởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con người, của hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng người và chiều sâu của mộng mơ, ước vọng.

Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình bị sa cơ thất thế nên đã trở về quê, một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. “Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”. Buổi tối hai chị em cùng ngủ ở đây để trông hàng. “Đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”, thế giới chung quanh hai đứa trẻ là những con người bé nhỏ đang thương, sống lẩn lút trong bóng tối. Đó là chị Tí ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét. Đó là cụ Thi, bà lão hơi điên, tối tối đến cửa hàng Liên nốc một cút rượu rồi lẫn vào bóng tối với giọng cười khanh khách. Đó là bác phở Siêu gánh gánh phở, món quà xa xỉ của phố huyện, có chấm than hồng như ma trơi. Đó là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh nứa thanh tre hoặc bất cứ cái gì có thể dùng được. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghiệp, trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối.

“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước vọng đáng thương của họ.

Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, đêm đêm chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”. Nghe lời dặn của bé An ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào. Rồi đèn ghi ra. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Và chỉ cần nghe chị Liên gọi: “Dậy đi An! Tàu đến rồi!” là Anh nhổm dậy dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàu, thèm khát như được nhìn một thế giới xa lạ “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chuyến tàu đã xáo trộn cả cõi yên tĩnh của phố huyện. Chuyến tàu gợi cho Liên mơ tưởng: “Họ ở Hà nội về! Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

Rõ ràng là Liên và An đợi tàu không phải để bán ít quà vặt cho khách đi đường mà là một nhu cầu bức xúc về tinh thần của hai đứa trẻ, muốn trong chốc lát được thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán tối tăm này. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Dưới mắt hai đứa trẻ, chiếc tàu là hình ảnh của một thế giới văn minh, giàu sang, nhộn nhịp, huyên nào và đầy ánh sáng.

Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác phẩm thể hiện một niền xót thương vô hạn đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh không bao giờ được biết ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Qua tâm trạng Liên, tác giả đồng thời cũng muốn thức tỉnh tâm hồn uể oải đang lụi tắt ngọn lửa lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.

https://v-zones.forumvi.com
Tag:

View previous topic View next topic Back to top Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com